13-12-2022 | 374
Chúng ta giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp hơn thông qua biết cách xin lỗi chân thành. Trong các mối quan hệ như gia đình, bạn bè thân, người yêu, đồng nghiệp, sếp,.. luôn tồn tại những khúc mắc tìm ẩn mà nó có thể bộc phát bất cứ lúc nào, khi đã xảy ra vấn đề thì chúng ta nên tìm cách giải quyết thay vì giữ cái tôi cá nhân mà làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ. Ở độ tuổi nào cũng cần có sự điềm tĩnh nhất định thì chúng ta mới có thể giải quyết được vấn đề và cách giải quyết những mâu thuẫn hiệu
Mục lục trang [Ẩn]
Câu “Xin lỗi” được nói ra ở nhiều nơi, đôi khi nó không có nghĩa rằng bạn có lỗi, chỉ đơn thuần đó là cách để bạn bắt đầu một câu chuyện hoặc giải quyết một vấn đề nào đó. Khi thật sự phạm lỗi, chúng ta tưởng chừng sẽ rất dễ dàng để nói ra nhưng thật sự khi trở thành những người trong cuộc thì mới biết nó khó khăn đến nhường nào. Đôi lúc cái tôi cá nhân làm chúng ta không thể cất lời và những khúc mắt, những vướng bận trong lòng khó mà giải quyết êm xuôi. Tuy nhiên, không chỉ như vậy là đủ, nếu bạn là người có lỗi thì không phải chỉ 2 tiếng xin lỗi là có thể giải quyết mọi việc, bạn cần những lời xin lỗi chân thành để thể hiện thành ý của bản thân với đối phương, để người kia cảm nhận được sự chân tình của bạn, nhưng không phải ai cũng biết cách xin lỗi chân thành.
Biết cách xin lỗi chân thành để gìn giữ các mối quan hệ. Ảnh: internet.
Trước khi muốn thật lòng xin lỗi ai đó, bạn hãy tự nhìn nhận lại vấn đề, tự kiểm điểm bản thân nếu bạn là người có lỗi, đặt bản thân vào vị trí của đối phương và thấu hiểu cảm xúc của họ, chỉ khi bạn cảm nhận được hết mọi chuyện đã và đang diễn ra bạn mới có thể có cách cư xử đúng đắn nhất.
Nếu đã muốn xin lỗi thì việc ai đúng ai sai không còn quan trọng nữa, dù bạn đúng thì cũng nên im lặng, nếu bạn sai thì phải tỏ vẻ hối lỗi, ân hận vì lỗi lầm của mình, xác định điều cần giải quyết trước mắt là hàn gắn mối quan hệ, không bao biện cho những hành động của mình, cũng không cần giải thích nhiều vì có thể đối phương chẳng buồn nghe bạn nói. Điều quan trọng là chúng ta có thể bắt chuyện lại với người kia và các khúc mắc sẽ được giải quyết bằng cách này hay cách khác, dù đó là ai đi nữa thì vấn đề đúng sai không nên được nhắc đến mỗi khi bạn thật sự muốn xin lỗi ai đó.
Thông qua lời nói, bạn có thể xin lỗi và giải thích những điều mà bạn đã vô ý làm sai, sử dụng những từ ngữ một cách cẩn thận, tránh làm tổn thương người khác, hãy luôn khẳng định bản thân đã sai cũng với những cử chỉ, hành động thể hiện sự hối lỗi, tiếc nuối vì những điều đã xảy ra. Cách xin lỗi chân thành là tặng một món quà mà người kia thích hoặc đề nghị đi đến một nơi nào đó thoải mái để cả hai có không gian, thời gian trao đổi với nhau nhiều hơn mà không bị làm phiền. Từ những việc làm ấy cho thấy bạn có trách nhiệm như thế nào với bản thân và với người đối diện và người ấy cũng sẽ cảm nhận được thành ý của bạn.
Thời buổi hiện đại như ngày nay, việc nói chuyện, trao đổi thông tin qua lại lẫn nhau được thực hiện đa số thông qua các thiết bị di động cho nên việc tiếp xúc thực tế giữa người với người gần như bị bỏ quên, nhưng điều này vô tình làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ với nhau. Được gặp mặt nhau, được nói chuyện trực tiếp với nhau sẽ làm người ta cảm thấy khắn khít nhau hơn là cứ chăm chăm nhìn vào những màn hình vô tri kia. Khi muốn xin lỗi một ai đó, cách xin lỗi chân thành - sẽ không có cách nào tốt hơn việc nhận lỗi trước mặt người đó, thể hiện sự ăn năn và mong muốn được tha thứ của mình với người ấy, điều này chẳng những khiến người ấy cảm thấy bạn là người chân thành mà bạn còn tôn trọng họ nữa. Hãy trực tiếp nói ra những gì mình muốn nói, chính lời nói và ngữ điệu trong câu nói cũng phần nào giúp bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề đấy.
Sau khi đã nói lời xin lỗi, hãy từ từ giải thích cho người kia hiểu những gì đã xảy ra, lý do tại sao mình lại có cách hành xử không đúng hoặc làm tổn thương người ấy,… Nếu biết được nguyên do thì chắc hẳn ai cũng đều có suy nghĩ riêng cho mình là sự tức giận phần nào được nguôi đi.
Sau khi đã nói xong, giờ đến lúc bạn phải nghe. Nghe người kia giải bày cảm xúc, nghe người kia nói lên những điều họ còn vướng mắc và tất nhiên có đôi khi sẽ không dễ nghe đâu, nhưng nếu đã thật sự có lòng xin lỗi thì bạn nên cố gắng lắng nghe và hết sức bình tĩnh, vui vẻ đón nhận, nếu bạn trở nên khó chịu và cọc cằn vì những lời nói kia thì bạn sẽ không giải quyết được vấn đề gì đâu, đôi khi còn không thể cứu chữa được nữa. Nếu đã nghe xong tâm tư của người ấy, bạn nên thể hiện trách nhiệm của bản thân, nhận thức được lỗi lầm và nói cho người kia biết suy nghĩ của bản thân để cả hai có thể hiểu và thông cảm cho nhau nhiều hơn.
Đừng để những lỗi sai của chúng ta diễn ra hoặc xuất hiện một cách tương tự, sẽ khó có ai chấp nhận được một người hứa hẹn hết lần này đến lần khác nhưng rồi vẫn chứng nào tật nấy. Một lần có thể tha thứ nhưng để xuất hiện lần thứ hai, thứ ba thì lúc đó bạn có xin lỗi chân thành đến đâu cũng rất khó có kết quả. Lời xin lỗi chân thành nhất chính là đừng bao giờ để xảy ra sai lầm ấy nữa, hãy giữ lời hứa như một lời khẳng định sự tôn trọng của bạn dành cho người kia và cố giữ lời hứa ấy cho thật đúng. Và cuối cùng, hãy mong muốn sự tha thứ cho tất cả những việc đã xảy ra. Tha thứ sẽ xoa dịu mọi nỗi đau, xua tan mọi hiểu lầm và chúng ta lại trở lại là những người thân thiết.
Trong cuộc sống, ai cũng từng mắc sai lầm, có sai chúng ta mới trưởng thành hơn, cứng cỏi hơn trong cuộc đời này, quan trọng là phải biết sai ở đâu, sai điều gì và cách chúng ta sửa sai như thế nào mới quan trọng. Dù là hoàn cảnh nào, nếu đã làm sai với ai đó thì nên biết cách xin lỗi chân thành càng sớm càng tốt và hãy nhớ những nguyên tắc cơ bản nhất để thể hiện sự chân thành của chúng ta. Luôn cân nhắc và hoàn thiện bản thân mình, hãy suy nghĩ cho mọi người, đừng chỉ nghĩ cho bản thân và luôn nhớ “Tôn trọng người khác, người khác sẽ tôn trọng mình”.
CTV Myteacher
Xem thêm bài viết