10-12-2022 | 2849
Nếu không thể cố gắng và trụ nổi, liệu có nên bỏ nghề giáo viên hay không? Nghề nào cũng có lúc thăng lúc trầm, có khi vinh quang cũng có khi xuống dốc nhưng quan trọng mỗi người có dũng cảm đối mặt vượt qua khó khăn hay không. Nghề giáo viên cũng vậy, cái được thì ít nhưng cái mất thì rất nhiều. Đã có không ít giáo viên không thể bám nghề mà từ bỏ niềm đam mê và ước mơ nhà giáo vì không đủ kiên nhẫn và động lực.
Mục lục trang [Ẩn]
Hiện nay, cả xã hội và toàn ngành giáo dục vẫn đang đau đáu về tình trạng giáo viên bỏ nghề, không thể sống được với nghề trong khi lực lượng giáo viên hiện tại trong cả nước đang thiếu hụt. Nhiều người đã trực tiếp kể lại câu chuyện kiếm sống của họ, kể lại hành trình bám nghề mới thấy muốn sống được với nghề giáo viên không phải là chuyện dễ dàng.
Có nên bỏ nghề giáo viên khi cuộc sống quá khó khăn? Photo by Thought Catalog on Unsplash
Cái khó nhất của một người muốn cống hiến, muốn làm điều có ít cho xã hội chính là phải có đủ nguồn lực tài chính để đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu thiết yếu của bản thân chứ chưa nói là dư giả. Đối với nghề giáo viên, muốn được thực hiện ước mơ nhà giáo, muốn đứng trên bục giảng dường như không hề đơn giản, nhiều người vì không đủ tài chính, không đủ nghị lực mà phải từ bỏ nghề, giáo viên tiểu học bỏ nghề, và các cấp cao hơn cũng vậy, kiếm sống bằng một nghề khác, gác lại giấc mơ còn đang dở dang mà dấn thân vào con đường mưu sinh thậm chí bằng những nghề lao động tay chân.
Có nên bỏ nghề giáo viên hay không? Theo một thống kê có ít nhất một nửa giáo viên hiện nay không muốn làm nghề dạy học nữa, họ hối hận với lựa chọn nghề giáo. Trong thống kê này cũng đưa ra nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là khối lượng công việc một giáo viên hoàn thành quá nhiều so với quỹ thời gian được phân công và mức lương chỉ ở mức trung bình, không thỏa mãn được nhu cầu thiết yếu của họ.
Tôi từng tìm hiểu, nhiều giáo viên trẻ cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi đi khắp nơi xin việc nhưng không ai nhận, đành cất lại tấm bằng và phải lên đường đi xuất khẩu lao động tại một quốc gia khác, hay trường hợp giáo viên vì mức lương vỏn vẹn chưa đầy 2 triệu đồng/ tháng nên phải làm thêm nhiều công việc một lúc, thậm chí là bán hàng online, hay bỏ nghề giáo đi kinh doanh và dần dần nghề chính cũng trở thành nghề phụ và nghề được gọi là nghề phụ lại giúp cả gia đình có được nguồn thu nhập ổn định, dần dần thời gian dành cho buôn bán, quảng cáo, nhập hàng, đã lấy hết quỹ thời gian, không còn nhiều thời gian chú tâm cho nghiên cứu, giảng dạy... Và cũng có nhiều trường hợp là nhiều giáo viên bỏ nghề giáo viên làm giàu thành công.
Đó chỉ là một vài ví dụ khó khăn về mặt tài chính, chưa nói đến những áp lực từ công việc, từ môi trường giáo dục, từ những trang giáo án, những giờ đứng lớp,... giáo viên vừa phải chịu trách nhiệm trước học sinh, phụ huynh và cả nhà trường. Đó không chỉ là khó khăn chung của các giáo viên các lớp lớn, mà còn là khó khăn của các giáo viên mầm non và có nên bỏ nghề giáo viên mầm non hay không cũng thường được các giáo viên nói đến nhiều. Còn một khó khăn khác thường được các giáo viên nhắc đến là họ không được sống với đam mê và khát khao cống hiến của mình dù vẫn mang danh giáo viên, chính vì không có cơ hội và môi trường để rèn luyện bản thân nên ý chí cũng dần mai một, những kỹ năng sư phạm dần bị lãng quên. Áp lực đè nặng trên đôi vai giáo viên, biến những háo hức, khát vọng thuở ban đầu của nghề giáo thành những gánh nặng vô hình cần phải trút bỏ. Với những công sức họ bỏ ra, thường không thể nhận lại bằng sự đền đáp xứng đáng, cho nên tâm lý chán nản và không thiết tha với nghề rất thường xuất hiện với mỗi giáo viên. Đó chỉ là những trường hợp nhỏ nhưng lại khá điển hình cho xu hướng của giáo viên hiện nay.
Với quá nhiều khó khăn và trở ngại, nhưng vẫn có nhiều người vẫn tiếp tục vai trò giáo viên của mình, không phải gia đình họ có điều kiện, không phải vì họ có sức chịu đựng cao, chỉ vì họ thật sự yêu nghề nên họ biết cách và tìm mọi cách để có thể cùng tồn tại với nghề. Có người từng nói, thấy học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, chăm học là bản thân lấy làm an ủi và lại có động lực để bước tiếp. Rồi họ lấy nó làm mục tiêu phấn đấu và cố gắng làm việc vì thế hệ đàn em, họ xem những khó khăn là chuyện thường tình mà bất kỳ ai vào ngành nghề nào cũng phải trải qua, rồi từ đó mà tiếp tục sự nghiệp trồng người của mình. Nghe có vẻ đơn giản nhưng đó là cả một quá trình phấn đấu và suy nghĩ lạc quan, họ cũng tự vấn bản thân là có nên bỏ nghề giáo viên hay không và không phải ai cũng có đủ bản lĩnh làm được chuyện đó, quan trọng là tình yêu của mỗi người với nghề có đủ lớn hay không. Tôi nhận thấy rằng, nhà giáo là nghề rất cao quý, cao quý vì chính nghề nghiệp của họ và còn cao quý vì chính sự hi sinh của họ nữa, nếu đã một lần trong đời được mọi người gọi là “Thầy” thì bạn hãy trân trọng nó, vì “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Nếu còn có thể và không phải nước đường cùng thì hãy ở lại với nghề giáo viên, hãy trân trọng cái trọng trách mà cả xã hội đã trao cho bạn, có vất vả và gian lao thì đến cuối cùng bạn mới có thể nhận được quả ngọt.
Nói như thế không phải nói suông, cũng có những dẫn chứng rằng nghề giáo viên dù có khó khăn đến đâu thì người “thầy” vẫn có thể vượt qua chứ đâu phải ai cũng bỏ nghề khi gặp trở ngại. Làm giáo viên cũng có những cái mà những ngành nghề khác không có được. Bước ra đường từ già đến nhỏ, một tiếng gọi thầy, hai tiếng gọi cô, ngày lễ tết được học sinh, phụ huynh thăm hỏi,... Họ động viên nhau để cùng nhau sống tốt, không bị lệ thuộc vào đồng tiền, ỷ lại xã hội, họ luôn đặt trách nhiệm của bản thân với xã hội lên hàng đầu để hoàn thành tốt trọng trách mà xã hội giao phó. Nếu đã xác định sống chung với hai chữ giáo viên thì hãy làm hết mình vì nó, loại bỏ suy nghĩ giáo viên muốn bỏ nghề, đừng vì chạy theo đồng tiền mà làm lung lay ý chí, bởi nếu chọn tiền thì Tôi khuyên bạn đừng nên chọn nghề giáo viên. Hiếm có một nghề nào được cả xã hội tôn trọng như nghề giáo viên, đó là lý do vì sao họ có thể cùng với nghề mà bước tiếp lâu đến như vậy.
Mỗi một người cần phải chọn cho mình một nghề nghiệp để gắn bó và nuôi sống bản thân, để chọn được một nghề phù hợp và yêu thích quả thật rất may mắn, nhưng khi xác định được niềm đam mê nhưng không thể cùng theo đuổi đam mê đến cuối cùng thì quả thật rất đáng tiếc. Nếu đã xác định nghề mình yêu thích và thật sự muốn gắn bó thì các bạn nên cố gắng vì tương lai và tôn trọng ước mơ của mình để nó được thực hiện, đừng nên buông tay nếu vẫn có thể giữ. Sau khi đọc bài viết này, hy vọng các bạn sẽ có suy nghĩ đúng đắn hơn về câu hỏi “có nên bỏ nghề giáo viên” và đưa ra quyết định chính chính xác hơn cho tương lai của mình.
CTV Myteacher
Xem thêm bài viết