Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên

11-12-2022 | 25442

Xã hội ngày càng phát triển, nghề giáo cũng cần có những bước chuyển mình phù hợp với xu thế phát triển chung và phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên đang được xem là một nhiệm vụ thiết thực trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục.

phat-trien-nang-luc-nghe-nghiep-giao-vien

Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên là điều kiện cần và tiên quyết nhất. Ảnh: internet (Minh họa)

Nghề giáo viên là một trong những nghề nghiệp đặc thù nhất trong xã hội. Không chỉ là một ngành nghề tạo công ăn việc làm, tạo ra thu nhập kinh tế đơn thuần, nghề giáo còn là một nghề mang lại công ích, có những cống hiến thiết thực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng xã hội.

Phát triển năng lực của nghề giáo cần có sự chủ động của giáo viên và ngành giáo dục

Phát triển năng lực là nói đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên, tinh thần cùng ý thức chủ động trong việc giảng dạy, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên và phụ huynh học sinh để tạo nên môi trường học tập, giảng dạy tâm lý nhất, cùng với đó là việc đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy cũng như thực hành thực tiễn.

Điều đó là hoàn toàn phù hợp với thực tế khi xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng đi lên một phần là việc nắm bắt những xu hướng phát triển chung của thế giới trong đó có giáo dục và nếu vấn đề đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên không sớm được nhận thức, cứ ì ạch không chịu thay đổi thì ngành giáo dục chắc chắn sẽ có những bước đi thụt lùi so với xã hội. Không cần nhìn nhận đâu xa, các trường tư thục, trường dân lập hay các trường quốc tế cũng đã có những hình thức đào tạo khác xa với các trường công và hiệu quả cho việc tiếp thu tri thức sách vở cùng với đó là lĩnh hội các kiến thức xã hội được đánh giá là đạt hiệu quả rất cao, mang tính cập nhật và đổi mới tích cực, phù hợp với nền kinh tế - xã hội hiện đại.

Giáo viên cần nâng cao phát triển năng lực nghề nghiệp chuyên môn, trau dồi các kiến thức chuyên môn và các phương pháp giảng dạy, ứng dụng tin học trong giảng dạy các thầy cô cũng nên có sự đầu tư nhiều hơn. Không chỉ chuẩn bị tốt về phần giáo án với những nội dung kiến thức tập trung, các thầy cô cũng nên có những sáng kiến mới về những giờ thực hành có thể phát huy khả năng sáng tạo, linh hoạt với thực tiễn, ưu tiên sự tự thân tìm tòi sáng tạo hoặc những hoạt động hợp tác tập thể nâng cao khả năng làm việc nhóm, cộng đồng….Những giờ thực hành cũng không nên bó hạn tại nơi học tập. Hàng năm, các em được tổ chức đi thực hành ngoài trời, chỉ cần 1 đến 2 lần cho những bài giảng quan trọng, chắc chắn lượng kiến thức mà các em thu nạp được sẽ rất lớn lao.

Học sinh thời nay cũng khác học sinh trước kia về tâm sinh lý, các thầy cô cũng nên dành nhiều thời gian để quan tâm, động viên kịp thời những em đang gặp khó khăn. Trong xã hội hiện đại, các thầy cô không chỉ chú trọng truyền dạy kiến thức mà những kỹ năng sống, kỹ năng mềm giúp cho sự phát triển toàn diện của học sinh các thầy cô giáo cũng nên có sự chú trọng. Việc giao tiếp giữa thầy cô và học sinh, thầy cô và phụ huynh học sinh cũng nên được thúc đẩy thường xuyên, giao tiếp nhiều, sự trao đổi thông tin nhiều, hiểu nhau hơn, việc học tập chung của học sinh cũng sẽ có sự toàn diện hơn.

Việc nâng cao phát triển năng lực nghề nghiệp của các thầy/ cô giáo viên là điều kiện tiên quyết để nâng cao phát triển năng lực của học sinh. Bởi vậy, các giáo viên cần có những suy nghĩ thiết thực về điều này, nhất là với một bộ phận giáo viên vẫn còn nặng nề theo khuynh hướng lý thuyết sách giáo khoa thì nên có sự chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi “bắt buộc cần phải có”. Học sinh có sự nâng cao năng lực tư duy mà giáo viên không có thì những thắc mắc của học sinh sẽ trở thành những điều khó khăn với thầy cô giáo.

Cải tiến phương pháp dạy - yếu tố phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên

Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên ở đây cũng là nói đến sự thay đổi toàn diện về phương pháp dạy học, những phương pháp tích cực để lại và có nhiều sáng kiến hơn về các phương pháp giảng dạy mới, bám sát chuẩn giáo dục hiện đại.

Vấn đề thay đổi về phương pháp giảng dạy, phát triển về năng lực nghề nghiệp của thầy giáo cô giáo không chỉ có xuất phát điểm từ giáo viên mà còn cần cả sự hỗ trợ từ các sở, bộ, ngành liên quan. Họ sẽ là những người có trình độ chuyên môn cao hơn huấn luyện cho các giáo viên về đổi mới các phương pháp giáo dục. Không chỉ được nâng cao các kiến thức chuyên môn mà cả những vấn đề giáo dục bên lề như kỹ năng mềm, kỹ năng sống các thầy cô giáo cũng cần được trang bị đầy đủ hơn. Những vấn đề này cũng cần được học hỏi, cần được truyền thụ chuyên môn chứ không thể dạy theo cách cảm nhận của mỗi người.

Có phương pháp nhưng một trong những vấn đề quan trọng hơn là sự truyền tải của giáo viên đến với học sinh của mình. Điều đó cũng là yêu cầu cho phát triển chung về năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của bài giảng cũng như các kỹ thuật cho việc chuẩn bị bài giảng, cứ thoải mái áp dụng đa dạng các hình thức giảng dạy tùy vào hoàn cảnh, cơ sở vật chất, môn học cũng như học sinh. Có như vậy, việc giảng dạy và học tập sẽ có những chuyển biến tích cực và hiệu quả sớm nhất.

CTV Myteacher

BÀI VIẾT MỚI

Xem thêm bài viết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM