Sinh viên năm nhất rớt môn - chuyện thường trong đời sinh viên

07-12-2022 | 4750

Việc sinh viên năm nhất rớt môn thường xuyên là phổ biến nhưng bạn đừng nên coi đó là chuyện bình thường. Việc học tập ngay từ năm nhất cũng nên được xác định một cách nghiêm túc.

Đời sinh viên được coi là quãng thời gian đáng nhớ nhất của mỗi con người, đó là ngưỡng cửa cuộc đời rất quan trọng cho tương lai. Trong cuộc đời sinh viên, quãng thời gian năm nhất cũng là khoảng thời gian đáng nhớ, đáng lưu tâm nhất của mỗi cô cậu sinh viên. Vấn đề nan giải được đặt ra với những cô cậu sinh viên năm nhất còn thiếu kinh nghiệm về học hành, chuyện năm nhất sinh viên học lại là điều tất nhiên, rất bình thường. Rớt môn không phải điều gì đáng to tát quá. Nhưng có rất nhiều bạn rớt môn để rồi cảm thấy xót xa vô cùng vì không nghĩ sự cố gắng của mình lại bi thảm đến vậy.

sinh-vien-nam-nhat-rot-mon

Sinh viên năm nhất rớt môn do chưa có cách học phù hợp. Ảnh: internet

Nguyên nhân của việc sinh viên năm nhất rớt môn nhiều

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng sinh viên rớt nhiều môn học ngay từ năm nhất như cảm thấy thỏa mãn, hài lòng với bản thân khi đỗ vào đại học mà chưa phấn đấu tiếp; hay là sinh viên chưa biết phương pháp học tập trên môi trường đại học,…

Ngủ quên trong chiến thắng

Nguyên nhân sinh viên rớt môn là gì? Một trong những nguyên nhân quan trọng là việc cảm thấy khó khăn trong việc thích nghi với môi trường học mới, vẫn mang tư duy lười học, vẫn còn tư tưởng nghỉ hưởng thụ sau một thời gian vật lộn ác liệt với kỳ thi tuyển sinh cam go.

Là sinh viên năm nhất, rất nhiều cô cậu sinh viên vẫn đang trong thời kỳ “ngủ quên trong chiến thắng” sau quãng thời gian dài miệt mài đèn sách. Việc đỗ đại học mang tính tự hào vô cùng lớn đối với gia đình, bạn bè, thầy cô. Ngay cả trong khi nhập cuộc lúc đó học rồi, rất nhiều cô cậu sinh viên vẫn chưa dứt được niềm vui đậu đại học, vẫn mang suy nghĩ đậu được đại học là điều khá to tát, chưa nhận thức được rõ rệt rằng bản thân còn mục tiêu nào khác to lớn hơn ngoài đậu đại học. Cứ học một cách bình thường, thoải mái và tận hưởng đã, chưa biết mình cần phải làm gì tiếp theo ngoài việc đi học.

Sinh viên năm nhất rớt môn do chưa biết cách học hợp lý

Có rất nhiều cô cậu sinh viên cũng rất chăm chỉ, ngày ngày cắp sách đến trường, chăm chú nghe thầy cô giáo giảng rồi ghi chép lại kiến thức không thiếu vấn đề gì, quyết không để lọt kiến thức. Tuy nhiên ngồi học với vị trí là sinh viên nhưng vẫn mang tư tưởng cũ của một học sinh trung học, tiếp thu bài vở như thời học phổ thông, cách ôn luyện cũng chẳng khác biệt. Học đến cả gần hết kỳ nhưng vẫn không ngộ được phương pháp học tại trường đại học, không biết chắt lọc kiến thức để thi, ôn thi cũng “vơ bèo vặt tép” ôn hết các kiến thức được học. Vấn đề trọng tâm thì có chừng nhưng vẫn cố thủ ngang ngạnh đòi học hết, muốn ôn hết vì nghĩ ôn không thừa nhưng thực sự có hiểu hết được bản chất của bài giảng. Để rồi sau một học kỳ kết quả lại không như mong muốn, có khi còn cảm thấy bất công khi chẳng bằng các bạn học khác cứ vừa học vừa chơi. Thật vậy, ngay từ khi còn là sinh viên năm nhất thì cũng nên tìm ngay phương pháp học tập và ôn luyện hiệu quả ngay từ đầu, tránh nhất việc học lý thuyết, kiểu thuộc bài, nên vận dụng thực tiễn với những cách lý luận khoa học.

Các bạn thích chơi và khám phá

Rất nhiều bạn sinh viên năm nhất mới lên thành phố, có nhiều sự bỡ ngỡ, thích khám phá, ham chơi, nhưng khi chơi chán, muốn thay đổi cũng không biết thay đổi từ đâu hoặc lại cảm thấy thay đổi muộn màng và thành ra chán nản. Việc học cứ bị cầm chừng, không hiệu quả rồi bị chính các bạn ấy buông xuôi.

Chưa thích ứng được môi trường

Có khi cũng là nguyên nhân chưa thích ứng được môi trường, việc học tập xa lạ, khó tiếp thu lại thấy bản thân lạc lõng trong chính tư tưởng việc mình chọn lựa ngành học này có đúng đắn, có phù hợp với bản thân. Các bạn sinh viên năm nhất đang sống trong độ tuổi ngưỡng cửa cuộc đời, việc xác định phương hướng tương lai có sự chông chênh lớn: mình thích gì, mình nên sống thế nào, mình có thể làm được gì.... Khi việc học khó khăn một chút lại thấy dễ dàng chán nản, nhụt chí, đánh mất nhiệt huyết học hành, muốn phấn đấu.

Nhiều khi việc rớt môn đối với sinh viên, khi nhìn rộng ra cuộc sống xung quanh, các bạn bè của mình cũng vậy thì cũng thấy hết sức bình thường, bạn tặc lưỡi thấy điều đó không có gì to tát, làm sinh viên mà, phải trải qua đủ mùi mới đáng sống đời sinh viên, bạn quen dần rồi chấp nhận như một sự thực hiển nhiên.

Dễ dãi với bản thân khi không vượt qua được cám dỗ

Để thời gian trôi đi một cách lãng phí khi lúc nào cũng cho mình cái suy nghĩ còn trẻ, còn nhiều thời gian và cơ hội. Cuộc sống xa nhà, không bị bó buộc chơi nhiều hơn học. Mới học năm nhất nhưng lại có tư tưởng thích độc lập ngay, muốn đi làm thêm, muốn kiếm tiền gây ảnh hưởng đến việc học tập. Ra ngoài xã hội bươn trải sớm lại thấy cuộc sống không được như màu hồng, thấy cuộc sống nhạt nhẽo.

Không chấp nhận sự thay đổi, ngại thay đổi. Phương pháp học tập khác hẳn với thời phổ thông, việc thích ứng khó khăn, không đưa ra được phương pháp học tập có hiệu quả mặc dù rất chăm chỉ và nỗ lực học tập nhưng chính các bạn sinh viên cũng ngại sự vận động, đổi thay, thụ động trong chính sự phát triển của bản thân, có thể học hỏi từ các anh chị khóa trên, những người đi trước cũng ngại ngần.

Sinh viên từ năm nhất rớt môn cần có định hướng lại việc học

Khi các bạn sinh viên năm nhất nợ môn học thì các bạn cần định hướng lại việc học một cách nghiêm túc, chủ động học và thời gian học,.. có như vậy thành tích mới thay đổi tốt lên được.

Sinh viên cần có sự học tập nghiêm túc ngay từ năm nhất

Cách qua môn đại học là học hỏi phương pháp học tập từ những anh chị khóa trên, mạng xã hội phát triển, các bạn có thể tâm sự trên “confession” của trường mình. Môi trường sống xung quanh có thể bạn quen biết, bạn trọ, bạn học, đừng thấy các bạn ấy có cách sống buông thả mà thấy bình thường. Hãy luôn là chính mình, biết được, nhận thức được việc làm đúng sai, nên nghiêm khắc hơn hơn bản thân mình. Sống năng động, học hiệu quả, học nhóm, tham gia các câu lạc bộ...giúp bản thân có cơ hội hòa nhập nhiều hơn, điều đó rất quan trọng trong môi trường tập thể, xã hội.

Chủ động sắp xếp đăng ký thời gian học

Tùy vào hoàn cảnh gia đình mà rất nhiều bạn phải tất bật kiếm việc làm thêm, người dạy thêm, người bưng bê, rửa bát...rất nhiều bạn cảm thấy hụt hẫng với cuộc sống vì cảm thấy bế tắc khi đi làm thêm có tiền nhưng lại không có thời gian học tập. Điều đó cũng lại tùy thuộc vào khả năng nhận thức cũng như giới hạn của từng bạn, lên học tại cấp bậc đại học, chương trình đào tạo thường là theo tín chỉ, bạn hoàn toàn có thể chủ động sắp xếp đăng ký thời gian học chủ động, cụ thể để mình vẫn có thời gian làm những việc khác.

Những là sinh viên năm nhất, bạn nên chú trọng vào việc học, quen với môi trường đại học, có phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả rồi hãy nghĩ đến việc làm thêm. Tiền quan trọng nhưng tương lai của các bạn quan trọng hơn. Tốt nhất là tìm công việc làm thêm hay nói rộng hơn là khi đến thời kỳ thực tập các bạn sinh viên nên tìm kiếm một công việc phù hợp với ngành học của mình, kể cả môi trường công ty nhỏ, miễn sao mình có cơ hội cọ xát trong môi trường thực tiễn. Nếu bạn thực sự không quá khó khăn, đừng vì áp lực đồng tiền, hãy làm quen với việc học tập đã, sự tính toán, đánh đổi thiệt hơn trong giai đoạn này có thể được nhận thức rõ ràng nếu bạn thông minh và bản lĩnh.

Xã hội đổi thay và nhu cầu hội nhập trở thành tất yếu, để trở thành công dân toàn cầu, bạn nên tiếp xúc với công nghệ, tin học văn phòng đồng thời chú trọng về việc lĩnh hội thêm ngoại ngữ, tiếng anh hoặc thêm một thứ tiếng khác. Mới là sinh viên năm nhất rớt môn, không có điều gì là muộn màng cả, tất cả nằm hết trong tư duy và hành động của các bạn.

CTV Myteacher

BÀI VIẾT MỚI

Xem thêm bài viết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM